BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ĐANG GIA TĂNG, CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH?

/ Thông tin sức khỏe /

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ĐANG GIA TĂNG, CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH?

02/10/2023 - 10147

Đau mắt đỏ là gì?

- Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Đó là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết mạc

Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch bởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc.

Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể con người không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này.

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ và những triệu chứng thường gặp

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau mắt đỏ, trong đó một số nguyên nhân thường gặp và các triệu chứng đi kèm như:

  • Do virus: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh, với những triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa mắt, có ghèn dây, mi sưng, cộm, giảm thị lực. Đối với bệnh viêm kết mạc do virus gây ra có thể dễ dàng lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh. Virus Adeno là nhóm virus phổ biến gây bệnh viêm kết mạc
  • Do vi khuẩn: thường là do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,... Một vài triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, ngứa, dính 2 mi mắt do có ghèn vàng hoặc vàng xanh nhạt vào buổi sáng lúc thức dậy. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như giảm thị lực không phục hồi, viêm loét giác mạc. Một người có thể bị lây đau mắt đỏ nếu tiếp xúc với dịch tiết nước mắt hoặc đồ dùng có dính dịch tiết nước mắt của người bệnh.
  • Do dị ứng: thông thường rất khó để xác định được nguyên nhân gây ra dị ứng, có thể là do lông vật nuôi, thuốc, phấn hóa, bụi,.... Các triệu chứng của bệnh thường là ngứa và chảy nước mắt ở cả 2 mắt, có thể kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do dị ứng thì không có khả năng lây lan

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ đúng cách

  • Điều trị toàn diện

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày: chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên tránh ăn uống quá kiêng khem để tránh cơ thể rơi vào suy nhược.

- Tích cực ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin như cam, bưởi, chanh,...

- Bệnh có khả năng lây qua đường tiếp xúc nên người bệnh cần được cách ly hợp lý và sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài.

- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

- Trong thời gian bị bệnh tốt nhất nên tránh tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử. Hạn chế tối đa sử dụng các thiết bị điện tử khi bị đau mắt đỏ

- Nên trang bị kính chắn bụi, gió,... để giảm thiểu việc tiếp xúc với các loại khói bụi dễ gây kích thích cho mắt.

- Không để nước bẩn dây vào mắt, tránh đi bơi khi bị bệnh.

- Để không làm bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh không được dụi, day mắt tránh làm tổn thương giác mạc.

  • Điều trị tại vị trí đau mắt đỏ

- Sử dụng thuốc đúng loại và đúng liều lượng theo đơn đã được kê của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác nhau như kháng viêm, kháng sinh, nước mắt nhân tạo, thuốc tra mắt,...

- Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách: lưu ý không để đầu thuốc chạm vào mắt. Đối với thuốc tra dạng mỡ hoặc gel thì bôi vào khoảng 1cm cùng đồ mi dưới, với thuốc nước thì nhỏ từ 1 - 2 giọt.

- Để dễ dàng theo dõi diễn biến của bệnh thì nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng hơn, đau hơn hay chảy máu thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Trong trường hợp thấy có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

- Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,... Ngoài ra, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.Không nên tự ý điều trị đau mắt đỏ theo các phương pháp truyền miệng

Bị đau mắt đỏ rồi có bị tái nhiễm không?

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đau mắt đỏ cũng như thuốc điều trị đặc hiệu, những ngườibị đau mắt đỏ rồi có thể bị lại sau vài tháng, thời gian nhiễm bệnh lại thường trên 2 tháng sau lần bị trước do được kháng thể của cơ thể bảo vệ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh.

Do đó, để bảo vệ bản thân khỏibị đau mắt đỏ,bạn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, dùng riêng khăn, gối, chậu.., đặc biệt không dụi mắt bằng tay, không dùng chung đồ đạc với người bị đau mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% ngày 3 lần,

Bộ Y tế khuyến cáo để phòng ngừa dịch đau mắt đỏ bùng phát trong cộng đồng, người dân cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt, hạn chế đến những nơi công cộng có nhiều mầm bệnh như bể bơi, bệnh viện...
  • Hạn chế sử dụng các nguồn nước ô nhiễm.
  • Đeo kính dâm cho mắt, bảo vệ mắt khỏi khói bụi, lau dử mắt bằng khăn giấy ẩm, sau đó vứt bỏ không sử dụng lại.
  • Người bệnh đau mắt đỏ cần được cách ly, nghỉ ngơi, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, dùng thuốc của người khác hoặc không sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá trầu, lá dâu...
  • Trẻ bị đau mắt đỏ nên nghỉ học trong thời gian bị bệnh. Người nhà cần chăm sóc cẩn thận để tránh bên mắt lành bị nhiễm bệnh bởi bên mắt bệnh. Tránh ôm ấp, sử dụng chung đồ vật với trẻ bị bệnh, cho trẻ ngủ riêng.
  • Trước và sau khi nhỏ mắt, vệ sinh mắt, cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Thông thường, đau mắt đỏ (viêm kết mạc) sẽ tiến triển lành tính. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện biến chứng nặng gây tổn thương giác mạc, khi đó việc điều trị trở nên khó khăn. Do đó, trường hợp bệnh đau mắt đỏ không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, đúng cách.

.

0937509788

Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn

https://www.facebook.com/tpcnmedibeauty